Trung tâm nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Làng tre Phú An)

Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 25

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(LÀNG TRE PHÚ AN)

Làng Tre Phú An được sáng lập từ năm 1999 bởi TS. Diệp thị Mỹ Hạnh, con dân xã Phú An và là Giảng viên của Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, Làng Tre xin được dự án “Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật Phú An (Projet Ecobambou et Conservatoire Botanique de Phú An) là kết quả hợp tác của UBND tỉnh Bình Dương, Vùng Rhône Alpes, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) - Trường ĐH. Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG-TP. Hồ Chí Minh (2003-2008). Sau khi khánh thành, năm 2008, ĐHQG đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (còn gọi là Làng Tre Phú An). Làng Tre Phú An được sáng lập từ năm 1999 bởi TS. Diệp thị Mỹ Hạnh, con dân xã Phú An và là Giảng viên của Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, Làng Tre xin được dự án

Làng Tre Phú An (Bến Cát-Bình Dương)

Trong thời gian qua, Làng Tre Phú An đã gặt hái được nhiều kết quả tốt trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cộng đồng, tiêu biểu như:

Về nghiên cứu khoa học: Sưu tầm và bảo tồn đa dạng tre Đông Dương (chương trình nghiên cứu Sud Expert Plantes), thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm của ĐHQG-TP.Hồ Chí Minh và đề tài hợp tác song phương với Đại học Savoie (Pháp) được Hội đồng Khoa học nghiệm thu và đánh giá xuất sắc. Đặc biệt, đề tài SEP 349 do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ “Tre Đông Dương, sử dụng tin học để chuyển đổi giữa kiến thức phân loại khoa học và kiến thức thông thường” đã được tuyên dương với kết quả xuất sắc tại UNESCO Paris 2014. Bên cạnh đó, Làng tre Phú An đã tham gia Hội Nghị COP 21 tại Paris (tháng 11/2015) với tư cách là thành viên của Ban Khoa học Kỹ thuật và đạt giải thưởng Equatorial 2010 do Liên hiệp Quốc trao tặng.

Về đào tạo: Hợp tác với các trường Đại học ParisVI , Paris XII và Savoie của Pháp, đã đào tạo được 2 tiến sĩ, 10 thạc sĩ và nhiều cử nhân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đa dạng sinh học và môi trường.

- Về phát triển cộng đồng:

+ Tổ chức lớp học xanh miễn phí cho các em học sinh tiểu học (trường tiểu học Phú An Hồ Hảo Hớn), mang lại cho các em một địa điểm học tập về đa dạng Tre Việt Nam, yêu mến thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

+ Tiếp đón hơn 5.000 lượt khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu tham quan, học tập về lĩnh vực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Cung ứng cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng tre, cây cảnh cho các trường học, cơ quan góp phần cải thiện môi trường và tạo mảng xanh;

+ Làng Tre Phú An luôn được các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước tuyên truyền, quảng bá về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, về công dụng của cây tre Việt Nam, về những kết quả nghiên cứu cũng như các hoạt động giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

- Làng Tre Phú An còn là thành viên của một số hiệp hội, tổ chức quốc tế như:

+ Ban Khoa học kỹ thuật của Giải thưởng Xích Đạo (Equatorial Prize) của UNDP từ năm 2012;

+ Tổ chức Quốc tế Jardins Botaniques Francophones (Hiệp hội các Vườn Thực vật khối Pháp ngữ) từ ngày 14/5/2016;

+ Ban Khoa học kỹ thuật chương trình SEP 2D (Sud Expert Plantes pour le développement Durable) từ năm 2016;

Làng Tre Phú An là cơ sở nghiên cứu thực nghiệm gắn kết trực tiếp với địa phương, là cầu nối giữa khoa học và thực tế, rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ và đào tạo. Đây là mô hình độc đáo, sáng tạo của ĐHQG-TP. Hồ Chí Minh trong phát triển khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng nói chung và với tỉnh Bình Dương nói riêng.

Một số hình ảnh về hoạt động, nghiên cứu, giao lưu tại Làng Tre Phú An

Nghiên cứu sinh (Pháp) thực hiện Luận án Thạc sĩ

Tiến Sĩ (Pháp) phân loại các giống, loài tre
Giao lưu SV Korea và Thủ Dầu Một

Lớp học xanh

Trong một dịp đến Làng Tre Phú An, nhìn thấy các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh (Việt Nam, Pháp,…) đang hăng say nghiên cứu, phân loại các giống, loài tre,…; thực hiện các hoạt động giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, quà lưu niệm,… làm từ tre, một cách rất hăng say và đầy nhiệt huyết.

Sau khi tham quan một vòng quanh Làng Tre Phú An, nhìn thấy các giống tre Việt Nam rấp phong phú, các cảnh vật thiên nhiên,… được lưu giữ, chúng tôi rất thích thú và đây là vốn quý của đất nước cần được bảo vệ, duy trì. Tuy nhiên, nhìn thấy điều kiện sinh hoạt của những nhà khoa học, các nghiên cứu sinh,…những người quản lý,…ở đây còn khá khó khăn, tạm bợ...So với mặt bằng chung hiện nay, bản thân tôi thấy rất chạnh lòng (khó diễn tả bằng lời)./.

                                                                                                                              Nguyễn Thị Hưng
                                                                                                   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Dương

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
image banner