Nông
nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất
thải, phế phụ phẩm được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý và các tiến bộ
khoa học kỹ thuật để trở thành các sản phẩm phân bón, sản phẩm hữu dụng, an
toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát, nhất là giảm các chất thải gây
ô nhiễm môi trường.
Nông nghiệp tuần hoàn gắn liền với việc giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế chất thải. Chất thải trong nông nghiệp chủ yếu là chất hữu cơ,
trừ một lượng nhỏ chất thải vô cơ (chất thải nhựa: bao bì phân bón, thuốc BVTV,
thuốc thú y; dụng cụ thú y, màng phủ… được xử Lý theo quy trình công nghiệp).
Nông nghiệp tuần hoàn là việc bố trí cây trồng - vật nuôi và các công đoạn sản
xuất với công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải hữu cơ phát sinh được thu
gom, tái chế, tái sử dụng trong vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải
của quá trình sản xuất này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản
phẩm khác, không để chất thải phát tán ra môi trường gây ô nhiễm; giảm vật tư đầu
vào (nước, phân bón...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Nông nghiệp tuần hoàn có 03 nguyên tắc chủ yếu, gồm:
- Nguyên tắc
thứ 1: Bảo tồn và gìn giữ tài
nguyên thiên nhiên
Nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực
tự nhiên và hệ thống sinh thái cùng với giảm thiểu sử dụng các nguyên liệu đầu
vào không tái tạo hoặc độc hại. Nó bao gồm việc tránh và hạn chế sử dụng các chất
hóa học và nguyên vật liệu không thể tái sử dụng hoặc tái tạo.
- Nguyên tắc
thứ 2: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Nguyên tắc này nhấn mạnh vai trò của hệ thống trao đổi
tuần hoàn. Các hệ thống sản xuất nông nghiệp có thể hiệu quả hơn thông qua sử dụng
và sử dụng lại các nguồn lực và cải thiện các chu trình. Hệ sinh thái tự nhiên
thường bị ảnh hưởng bởi tái tạo thực phẩm, năng lượng và nước hiệu quả. Có 3 mức
độ có thể tăng cường sử dụng nguồn lực hiệu quả gồm: (1) Cải tiến sản xuất bằng
các trang thiết bị trong hệ thống sản xuất nông nghiệp tiên tiến; (2) Thay thế
các sản phẩm có hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp bằng các sản phẩm có hiệu quả sử
dụng nguồn lực cao; (3) Thiết kế hệ thống tuần hoàn bằng cách biến đầu ra của quá
trình sản xuất này thành đầu vào cho quá trình sản xuất khác.
- Nguyên tắc
thứ 3: Sử dụng đa mục đích và giá
trị tái tạo
Nguyên tắc này đề cập đến giảm thiểu lãng phí lương thực,
thực phẩm bằng việc tận dụng các dòng chất thải và biến chúng trở thành các đầu
vào có giá trị cho chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm. Sự lãng phí lương thực,
thực phẩm diễn ra ở hầu hết các công đoạn của chuỗi giá trị như sản xuất, thu hoạch,
dự trữ, chế biến, vận chuyển bởi các lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ trong khâu
bán lẻ khi không bán được và vứt bỏ bởi người tiêu dùng.
Mục tiêu của nông
nghiệp tuần hoàn là tối thiểu hóa sử dụng các nguyên liệu đầu vào, rút ngắn chu
trình (vòng lặp) dinh dưỡng, cải tạo đất đai và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Khi được triển khai ở quy mô lớn, nông nghiệp tuần hoàn có thể giảm yêu cầu về nguồn
lực và dấu vết sinh thái của nông nghiệp. Nó có thể hỗ trợ giảm sử dụng đất
đai, phân bón hóa học và chất thải và qua đó làm giảm phát thải khí các bon.
Một
số mô hình về Nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam
1. Mô hình Vườn -
Ao - Chuồng (VAC);
2. Mô hình “lúa -
tôm”; “lúa - cá”;
3. Mô hình trồng
lúa - trồng nấm-sản xuất phân hữu cơ-trồng cây ăn quả;
4. Mô hình sản xuất
phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp;
5. Mô hình sản xuất
tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô -gia súc, gia cầm- cá;
6. Mô hình chăn
nuôi an toàn sinh học 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer: trồng trọt - thực phẩm -
chăn nuôi - phân bón);
7. Mô hình “vòng
tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa.
Trong nông nghiệp tuần hoàn, sự phát
triển có thể không nhanh như trước, nhưng các hệ luỵ về môi trường sẽ không xảy
ra và thậm chí có thể tạo ra các giá trị mới, trong đó có những giá trị tái sinh./.
Bích
Quyên - PCCT