Sáng ngày 25/6/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo An toàn thông tin trong chuyển đổi số năm 2024.
An toàn thông tin (ATTT) là một khái niệm bao trùm việc bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin khỏi các mối đe dọa về bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng. ATTT đảm bảo rằng thông tin chỉ được truy cập bởi những người được ủy quyền, không bị thay đổi hoặc phá hủy bởi các tác nhân không mong muốn, và luôn sẵn sàng khi cần thiết. Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý và tổ chức để bảo vệ thông tin và tài sản thông tin khỏi các rủi ro và mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo trong công tác đảm bảo an toàn thông tin cần thực hiện như:
- Thứ nhất, Nâng cao nhận thức và đào tạo nhân lực: Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về ATTT cho cán bộ, công chức. Đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan
trọng của ATTT trong công việc hàng ngày. Cán bộ, công chức cần được trang bị
kiến thức cơ bản về ATTT, sử dụng các nền tảng dùng chung do Cục ATTT cung cấp để nhận diện và phòng chống các mối đe dọa một cách hiệu quả.
- Thứ hai, Thường xuyên diễn tập thực chiến ATTT. Kịp thời phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗ hổng. Cập nhật và cải thiện chính sách, quy trình điều phối hoạt động ứng cứu sự cố. Việc đánh giá định kỳ và cải thiện liên tục sẽ giúp duy trì mức độ bảo mật cao và sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa mới.
- Thứ ba, Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”: Nâng cao năng lực lực lượng tại chỗ, Hoàn thành mở rộng
phạm vi giám sát, bảo vệ, Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ, Duy trì kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát, Thay đổi tư duy từ phát triển các hệ thống thông tin riêng lẻ sang đầu tư các nền tảng số.
- Thứ tư, Xây dựng và triển khai quy trình sao lưu và khôi phục dữ liệu: Thiết lập các quy trình sao lưu dữ liệu định kỳ, đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn và có thể khôi phục nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Tăng cường kiểm tra, thử nghiệm kế hoạch khôi phục dữ liệu để đảm bảo hiệu quả. Các quy trình này cần được cập nhật và cải tiến liên tục dựa trên các đánh giá thực tế và bài học kinh nghiệm.
Thứ năm, Đánh giá và cải thiện liên tục: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hệ thống ATTT kết hợp diễn tập thực chiến về ATTT, phát hiện và khắc phục kịp
thời các lỗ hổng. Cập nhật và cải thiện chính sách, quy trình bảo mật để đáp ứng các yêu cầu mới. Việc đánh giá định kỳ và cải thiện liên tục sẽ giúp duy trì mức độ bảo mật cao và sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa mới.
Với những phương hướng trên, các cơ quan nhà nước tại Bình Dương sẽ từng bước nâng cao khả năng bảo vệ ATTT, đảm bảo an toàn cho hệ thống và dữ
liệu, đồng thời tăng cường khả năng sao lưu và khôi phục nhanh khi xảy ra sự cố. Điều này không chỉ bảo vệ tài sản thông tin mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và an toàn của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ chuyển đổi số. Hơn nữa,
việc xây dựng một môi trường an ninh mạng mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động kinh tế, xã hội và hành chính, góp phần vào sự phát triển toàn
diện của tỉnh./.
Công Nhàn - Phòng HCTH