Để
công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu đi vào
nề nếp trên nguyên tắc tạo sự chủ động tối đa cho địa phương, ngày 23/3/2023 Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 1776/BNN-BVTV về việc cấp và quản lý
mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Đồng thời ngày
23/6/2023 Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản số 1624/BVTV-HTQT về hướng
dẫn công tác cấp và quản lý MSVT, CSĐG nông sản xuất khẩu để các địa
phương tham khảo triển khai. Từ những cơ sở trên và được sự chỉ đạo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã ban
hành Kế hoạch số 228/KH-CCTTBVTV ngày 01/4/2024 về công tác thiết lập, cấp, quản
lý và giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, mã số vùng trồng
lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024, trong năm đã triển
khai các nội dung như: Tuyên truyền, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp trên
địa bàn về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực
hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu và trong nước; hướng dẫn đăng ký mã số
vùng trồng, mã số đóng gói xuất khẩu; Thực hiện cấp, quản lý và giám sát mã số
vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Kết
quả hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có 33 mã số vùng trồng/18 cơ sở, phục vụ xuất
khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU, Nga, Anh, Trung Quốc,
Malaysia và Hàn Quốc cho các sản phẩm quả tươi như: bưởi, sầu riêng, chuối, mít,
măng cụt, nhãn, ớt; 13 mã số cơ sở đóng gói/10 cơ sở, được cấp mã số cho các sản
phẩm quả tươi như: sầu riêng, chuối, mít, ớt. Các mã số vùng trồng, cơ sở đóng
gói đến thời điểm này cơ bản đáp ứng đủ điều kiện duy trì xuất khẩu.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa
bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như:
-
Cơ sở đóng gói và vùng trồng chưa ý thức
được giá trị, tầm quan trọng và vai trò của mã số xuất khẩu khi tham gia vào
chuỗi sản xuất - xuất khẩu; chưa nắm rõ các quy định về KDTV, ATTP của Việt Nam
và tiêu chuẩn quốc tế, do đó các hành vi vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập vẫn
còn tiếp diễn. Trong năm 2024 có 05 trường hợp vi phạm kiểm dịch thực vật của
nước nhập khẩu theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật đối với 02 mã vùng trồng,
03 mã cơ sở đóng gói, Chi cục đã thông báo cho các chủ mã điều tra nguyên nhân
không tuân thủ yêu cầu KDTV và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các biện
pháp khắc phục. Cụ thể như sau: 01 mã số cơ sở đóng gói và 01 mã vùng trồng sầu
riêng đã có biện pháp khắc phục đạt yêu cầu và được tiếp tục sử dụng; 01 mã số
cơ sở đóng gói chuối khắc phục chưa đạt nên tạm dừng hoạt động xuất khẩu để tiếp
tục khắc phục theo quy định; 01 mã số vùng trồng và mã số đóng gói chuối do cây
chuối bị bệnh nặng không thể phục hồi, không tiếp tục trồng chuối, không còn
nhu cầu sử dụng nên thu hồi mã số. Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng
kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các
lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc và làm mất uy tín hàng hóa
xuất khẩu từ Việt Nam.
-
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao cấp Cục tham mưu xây dựng Nghị định và
Thông tư liên quan đến quản lý mã số vùng trồng. Tuy nhiên, đến nay các văn bản
này chưa được xây dựng do đó rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm,
gian lận mã số vùng trồng.
Để
công tác quản lý, giám sát các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đạt hiệu quả
ca, đáp ứng yêu cầu và hạn chế trường hợp vi phạm kiểm dịch thực vật của nước nhập
khẩu, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đưa ra một số giải pháp cần thực hiện
như sau:
-
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn thường xuyên cho người sản xuất
về các quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật; chú trọng đến các yêu cầu
về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần có sự công nhận và quảng bá các mô hình
điển hình về tuân thủ tốt các quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật nhằm
bảo đảm các yêu cầu về chất lượng nhằm tạo động lực cho các nhà sản xuất khác
noi theo qua đó góp phần nâng cao hình ảnh của ngành nông sản Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
-
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
nhằm kiểm soát chất lượng chặt chẽ tất cả các khâu từ sản xuất đến sơ chế, đóng
gói, bảo quản và vận chuyển. Nâng cao chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói
bằng cách kiểm soát chặt chẽ chất lượng đóng gói trái cây của các cơ sở đóng
gói đã được cấp mã số xuất khẩu.
-
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bằng
cách tạm ngưng hoặc thu hồi mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu tùy thuộc
vào mức độ và tần suất vi phạm giúp nâng cao ý thức tuân thủ của các người sản
xuất, doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sự công bằng trong hoạt động xuất khẩu.
-
Các huyện, thành phố chủ động bố trí kinh phí và xây dựng kế hoạch hàng năm về
hỗ trợ quản lý sản xuất, tiêu thụ, quảng bá và xuất khẩu nông sản tại các vùng
trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số, tạo vùng chuyên canh hàng hóa trên các
cây trồng chủ lực và lợi thế của địa phương
-
Đối với các cơ sở sản xuất: phải chủ động áp dụng biện pháp canh tác theo hướng
dẫn của cơ quan chuyên môn, đặc biệt là áp dụng IPM, IPHM trong phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng; không sử dụng các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục
thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng của Việt Nam và nước nhập khẩu; đảm bảo thời
gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm; chủ động phân tích dư lượng
kim loại nặng, thuốc BVTV trong các giai đoạn cây trồng để kịp thời điều chỉnh,
xử lý trong quá trình canh tác.
- Các vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất
khẩu được cấp tài khoản trên phần mềm của Cục Bảo vệ thực vật cập nhật kịp thời
thông tin, cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, ghi chép đầy đủ về nhật ký canh
tác, điều tra sinh vật gây hại để cơ quan quản lý theo dõi giám sát trên hệ thống
và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các vùng trồng và cơ sở đóng gói./.
Bích Quyên - PCCT